Khi nghe cái tên “làng chài” ai cũng
nghĩ đó là 1 ngôi làng như bao ngôi làng
khác, sống bằng nghề đánh bắt hải sản,
nằm trên 1 đảo nhỏ. Nhưng khi tận mắt
chứng kiến, mới vỡ lẽ, làng chài này
được tạo nên từ những ngôi nhà liêu
xiêu, kèo cột vào nhau dựng trên biển,
có những căn dựa vào vách núi, có những
căn nằm giữa biển… Từ bao đời nay, tồn
tại trong lòng di sản Vịnh Hạ Long là
đời sống của các ngư dân làng chài Cửa
Vạn. Khác với cuộc sống trên cạn, mọi
hoạt động của người dân nơi đây gắn liền
với sông nước.
Làng chài Cửa Vạn
có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là
Giang Võng và Trúc Võng, cùng với các
hòn đảo, trở thành một bộ phận cấu thành
Vịnh Hạ Long, nay thuộc địa phận phường
Hùng Thắng (TP Hạ Long). Làng chài Cửa
Vạn hiện là nơi sinh sống của nhiều hộ
dân sống bằng nghề chài lưới. Cả làng
chài được bao bọc bởi 1 khung cảnh thiên
nhiên rộng lớn, bởi núi đá chập chùng,
nước biển thăm thẳm và bầu trời trong
xanh.
Trên mặt nước bồng bềnh, những chiếc
thuyền nhà kết liền với nhau và nhà này
sang nhà kia trên một chiếc cầu nhỏ bắc
ngang. Chiếc thuyền vừa là nhà, vừa là
phương tiện kiếm sống nay đây mai đó.
Sáng ra Cửa Dứa, chiều về Cống Đông, mai
đã ra tận Cát Bà, Ngọc Vừng, Cô Tô…
Trời yên, biển lặng, dân chài neo
thuyền, thả lưới, buông câu, bắt tôm cá.
Biển động, sóng to thì vào hang, về đất
liền cư trú đợi lúc bình yên. Rất nhiều
du khách đều bị cuốn hút bởi vẻ đẹp
riêng của làng chài. Những ngôi nhà
thuyền nổi lênh cùng những chiếc bè thả
cá, đan xen nhau, con người Cửa Vạn bình
dị, chân chất mà mến khách vô cùng.
Giờ đây mới có lớp học. Trên diện tích
150m2 được neo đậu dưới chân núi Ngọc,
trường học của làng chài vẻn vẹn chỉ có
bốn phòng học và một vài phòng nhỏ dành
cho giáo viên. Không tiện nghi, cũng
không khang trang nhưng trường học lúc
nào cũng nhộn nhịp những bước chân thoăn
thoăn, những gương mặt hồ hởi tới
trường.
Làng chài Cửa Vạn là điểm đến hấp dẫn
với du khách trong và ngoài nước bởi
khung cảnh bình yên, hiền hoà nhưng thu
hút trí tò mò của du khách nhất là Trung
tâm văn hóa nổi – là mô hình Trung tâm
văn hoá nổi đầu tiên dành cho cộng đồng
ngư dân vạn chài được xây dựng tại Việt
Nam nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị
văn hoá làng chài thông qua các sinh
hoạt truyền thống cũng như hoạt động
giao lưu giữa cộng đồng dân cư và du
khách.
Trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn có diện
tích 330 m2, sưu tầm và giới thiệu hàng
trăm hiện vật khảo cổ, trong đó có những
dụng cụ, phương tiện đánh bắt hải sản
của người Việt cổ, nhiều hình ảnh, phim
tư liệu, các ấn phẩm về văn hoá dân
gian, đời sống của những cư dân làng
chài sống trên
Vịnh Hạ Long
xưa và nay. Điều đáng ngạc nhiên, khi
biết những hướng dẫn viên đang thuyết
minh một cách chuyên nghiệp kia lại là
con em làng Cửa Vạn chưa qua một trường
lớp đào tạo chuyên nghiệp nào.
Có một loại hình
du lịch
mà rất nhiều du khách thích thú khi đến
thăm làng Cửa Vạn là thú câu mực đêm. Đi
theo đoàn thuyền trong làng ra khơi câu
mực, tôi cảm nhận được vị mặn mòi của
biển, dưới ánh trăng, cùng ngọn đèn
loang loáng sáng, những thanh niên trong
làng buông cần. Những chú mực thấy sáng
rủ nhau lên, chỉ một loáng mực đã đầy
thau. Sau khi câu mực, du khách nghỉ đêm
tại các gia đình ngư dân làng chài, được
nghe những câu hò biển, thưởng thức đặc
sản từ biển do những người dân làng chài
làm ra.
Những đêm làng chài vào hội, hoặc có đám
cưới, du khách còn được nghe dân chài
hát ghẹo, hát chèo đường (một hình thức
diễn xướng với nhiều làn điệu dân ca đặc
hữu vùng
Vịnh Hạ Long).
Nhiều chuyên gia, du khách đến đây đã
nói rằng đến
Cửa Vạn
là để tìm hiểu văn hóa của các ngư dân
trong lòng di sản.
Thông tin các làng chài trên vịnh Hạ
Long
Làng chài Cửa Vạn
Khi nghe cái tên “làng chài” ai cũng
nghĩ đó là 1 ngôi làng như bao ngôi làng
khác, sống bằng nghề đánh bắt hải sản,
nằm trên 1 đảo nhỏ. Nhưng khi tận mắt
chứng kiến, mới vỡ lẽ, làng chài này
được tạo nên từ những ngôi nhà liêu
xiêu, kèo cột vào nhau dựng trên biển,
có những căn dựa vào vách núi, có những
căn nằm giữa biển… Từ bao đời nay, tồn
tại trong lòng di sản Vịnh Hạ Long là
đời sống của các ngư dân làng chài Cửa
Vạn. Khác với cuộc sống trên cạn, mọi
hoạt động của người dân nơi đây gắn liền
với sông nước.
Làng chài Cửa Vạn
có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là
Giang Võng và Trúc Võng, cùng với các
hòn đảo, trở thành một bộ phận cấu thành
Vịnh Hạ Long, nay thuộc địa phận phường
Hùng Thắng (TP Hạ Long). Làng chài Cửa
Vạn hiện là nơi sinh sống của nhiều hộ
dân sống bằng nghề chài lưới. Cả làng
chài được bao bọc bởi 1 khung cảnh thiên
nhiên rộng lớn, bởi núi đá chập chùng,
nước biển thăm thẳm và bầu trời trong
xanh.
Trên mặt nước bồng bềnh, những chiếc
thuyền nhà kết liền với nhau và nhà này
sang nhà kia trên một chiếc cầu nhỏ bắc
ngang. Chiếc thuyền vừa là nhà, vừa là
phương tiện kiếm sống nay đây mai đó.
Sáng ra Cửa Dứa, chiều về Cống Đông, mai
đã ra tận Cát Bà, Ngọc Vừng, Cô Tô…
Trời yên, biển lặng, dân chài neo
thuyền, thả lưới, buông câu, bắt tôm cá.
Biển động, sóng to thì vào hang, về đất
liền cư trú đợi lúc bình yên. Rất nhiều
du khách đều bị cuốn hút bởi vẻ đẹp
riêng của làng chài. Những ngôi nhà
thuyền nổi lênh cùng những chiếc bè thả
cá, đan xen nhau, con người Cửa Vạn bình
dị, chân chất mà mến khách vô cùng.
Giờ đây mới có lớp học. Trên diện tích
150m2 được neo đậu dưới chân núi Ngọc,
trường học của làng chài vẻn vẹn chỉ có
bốn phòng học và một vài phòng nhỏ dành
cho giáo viên. Không tiện nghi, cũng
không khang trang nhưng trường học lúc
nào cũng nhộn nhịp những bước chân thoăn
thoăn, những gương mặt hồ hởi tới
trường.
Làng chài Cửa Vạn là điểm đến hấp dẫn
với du khách trong và ngoài nước bởi
khung cảnh bình yên, hiền hoà nhưng thu
hút trí tò mò của du khách nhất là Trung
tâm văn hóa nổi – là mô hình Trung tâm
văn hoá nổi đầu tiên dành cho cộng đồng
ngư dân vạn chài được xây dựng tại Việt
Nam nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị
văn hoá làng chài thông qua các sinh
hoạt truyền thống cũng như hoạt động
giao lưu giữa cộng đồng dân cư và du
khách.
Trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn có diện
tích 330 m2, sưu tầm và giới thiệu hàng
trăm hiện vật khảo cổ, trong đó có những
dụng cụ, phương tiện đánh bắt hải sản
của người Việt cổ, nhiều hình ảnh, phim
tư liệu, các ấn phẩm về văn hoá dân
gian, đời sống của những cư dân làng
chài sống trên
Vịnh Hạ Long
xưa và nay. Điều đáng ngạc nhiên, khi
biết những hướng dẫn viên đang thuyết
minh một cách chuyên nghiệp kia lại là
con em làng Cửa Vạn chưa qua một trường
lớp đào tạo chuyên nghiệp nào.
Có một loại hình
du lịch
mà rất nhiều du khách thích thú khi đến
thăm làng Cửa Vạn là thú câu mực đêm. Đi
theo đoàn thuyền trong làng ra khơi câu
mực, tôi cảm nhận được vị mặn mòi của
biển, dưới ánh trăng, cùng ngọn đèn
loang loáng sáng, những thanh niên trong
làng buông cần. Những chú mực thấy sáng
rủ nhau lên, chỉ một loáng mực đã đầy
thau. Sau khi câu mực, du khách nghỉ đêm
tại các gia đình ngư dân làng chài, được
nghe những câu hò biển, thưởng thức đặc
sản từ biển do những người dân làng chài
làm ra.
Những đêm làng chài vào hội, hoặc có đám
cưới, du khách còn được nghe dân chài
hát ghẹo, hát chèo đường (một hình thức
diễn xướng với nhiều làn điệu dân ca đặc
hữu vùng
Vịnh Hạ Long).
Nhiều chuyên gia, du khách đến đây đã
nói rằng đến
Cửa Vạn
là để tìm hiểu văn hóa của các ngư dân
trong lòng di sản.
Thông tin các làng chài trên vịnh Hạ
Long
![]() |
Chương trình tour |
![]() |
Khách sạn |
![]() |
Khu du lịch |
![]() |
Nhà hàng – Bar – Cafe |
![]() |
Thư viện hình ảnh |
![]() |
Thuê tàu tham quan vịnh |
![]() |
Phương tiện giao thông |
![]() |
Doanh nghiệp Viết |
![]() |
Tư vấn Du lịch |
![]() |
Tin tức & Sự kiện |
![]() |
Thông tin cần biết |
DU THUYỀN HẠ LONG
![]() Du thuyền 5 sao (luxury) |
![]() Du thuyền 4 sao (deluxe) |
![]() Du thuyền 3 sao (superior) |
![]() Du thuyền riêng (private) |
|
||
![]() Danh lam thắng cảnh |
||
![]() Hang động |
||
![]() Đảo ở Hạ Long |
||
![]() Bãi tắm |
||
![]() Đảo Tuần Châu |
Đảo
ở Hạ Long
Bãi
tắm
Đảo
Tuần Châu
Quảng cáo
Sitemap
Dịch vụ web
Chương trình
tour
Khách sạn
Thuê xe du lịch
Thông tin cá nhân
Trao đổi logo
Danh bạ web