Quan Lạn – nàng công chúa giữa biển khơi

Bốn
giờ lênh đênh trên vịnh Bái Tử Long (Quảng
Ninh) quả là những giây phút thư giãn tuyệt vời
nhất. Chúng tôi nằm trên boong tàu, ngắm nhìn
những đám mây bông trắng muôn hình muôn vẻ lững
lờ trôi. Gió vi vu thổi, chút hây hây nắng, con
tàu đi qua các đảo đá vôi lớn, nhỏ mang những
hình hài thú vị…

Cách
đảo chừng một giờ tàu, Quan Lạn hiện ra như con
thằn lằn xanh nâu trên biển. Tàu đến gần hơn
chút nữa, những mái ngói màu cam nâu lấp lánh
dưới ánh chiều, trời – biển – đảo hòa quyện vào
nhau tạo thành bức tranh biển đẹp tuyệt.


16g30, Quan Lạn nhộn nhịp ôtô và xe lam đón chờ
khách đến nhưng tuyệt nhiên không có sự tranh
giành khách. Cả nhóm lên một chiếc xe mà tôi
chưa từng gặp bao giờ, máy nổ giòn giã như xe
công nông. Anh tài xế mở băng nhạc Boney M to
hết cỡ bằng chiếc máy cassette cũng chẳng giống
cái máy nào. Nó không có cửa băng, chỉ có mỗi
cái trục để vừa vặn đặt cái băng vào. Cả
nhóm cao hứng hát vang khi xe bon bon chạy trên
con đường nhỏ với một bên là rừng phi lao, đồi
cát vàng và một bên là biển rộng.

17g,
đảo Quan Lạn vắng vẻ và thưa thớt bóng
người, nhiều gia đình đã bắt đầu dùng bữa cơm
tối và xem tivi. Con đường nhỏ duy nhất trên đảo
chỉ có bóng dáng của những khách
du lịch từ các
bãi tắm trở về, thi thoảng mới có một chiếc xe
máy phóng vèo qua, rồi tất cả lại trở về yên
tĩnh…


Bãi
tắm Quan Lạn
 tựa hình trăng lưỡi liềm trải dài
gần 2km, với độ dốc thoai thoải, được bao bọc
bởi đồi phi lao. Trên lớp lá phi lao dày tựa tấm
thảm nhung khổng lồ dưới đất, còn gì thú vị hơn
khi nằm trên chiếc võng, hít thở bầu không khí
trong lành và ngắm nhìn mọi người đang đùa vui
dưới biển? Chúng tôi cứ lăng xăng chạy trên dải
cát vàng mịn đuổi bắt những con dã tràng nhỏ
xíu, nhặt các vỏ ốc, vỏ sò biển mang màu sắc ánh
hồng. Thấm mệt, cả lũ lại đắm mình dưới làn nước
biển xanh trong…

Trời
bắt đầu tối hẳn. Những người đi tắm biển lần
lượt ra về trên những chiếc ôtô đang đợi ở cổng
khu du lịch sinh thái, riêng tôi và anh bạn chọn
giải pháp đi bộ để hít mùi hăng hăng của lá cây
rừng, nghe tiếng côn trùng kêu râm ran, tiếng
chó sủa từ những ngôi nhà nhỏ bên đường…

Đào
sá sùng là một hoạt động vô cùng thú vị đối với
khách du lịch. Sáng sớm, ba người chúng tôi sang
nhà bác Mão – hàng xóm của chủ khách sạn Ngân Hà
– mượn ba chiếc xe đạp để thực hiện ước muốn
“một ngày làm cư dân đảo nhỏ”.

Đạp
xe khoảng 3km đến bãi đào sá sùng, dựng xe ngay
bên lề đường không cần khóa, tôi và anh Ngọc
– hướng dẫn viên – cùng đi về phía mấy người phụ
nữ đang cúi lom khom. Chị Thơm – người phụ
nữ mặc bộ quần áo màu xanh đậm, đầu đội nón lá,
chít khăn che kín mặt và chân đi xà cạp, khoảng
40 tuổi – nói đào sá sùng là nghề phụ của đàn bà
con gái nơi này, trong khi đàn ông con trai thì
đi đánh bắt cá ngoài khơi xa và lặn biển mò con
cầu gai.

Ngày
nào chị Thơm cũng đi đào sá sùng từ sáng sớm đến
quá trưa và cân bán ngay tại chỗ với giá khoảng
80.000-100.000 đồng/kg. Công việc trông vẻ đơn
giản nhưng không hề dễ dàng. Cùng với một chiếc
mai dài, nhỏ và sắc người đào sá sùng phải có
đôi mắt tinh nhanh để tìm đúng tổ. Hơn chục năm
theo nghề, nhưng chị Thơm cũng chỉ biết tổ của
nó giống như hình bông hoa, chỉ thế thôi. Khi
tìm được tổ rồi, phải chọc cái mai cách tổ đúng
5cm, nếu chọc sát mép tổ sẽ làm đứt đôi con sá
sùng, bán sẽ không được giá.

Hẳn
là cư dân đảo nhỏ tính tình dễ chịu nên chị Thơm
mới đồng ý để chúng tôi đi theo. Bởi đông người
cùng đi, lại nói chuyện râm ran, sá sùng sẽ chui
sâu vào lòng đất. Mà đúng vậy. Kể từ lúc chúng
tôi đi theo, chị đào mười phát mới có một phát
trúng. Chị chẳng phàn nàn gì, thậm chí còn chỉ
tổ và dạy chúng tôi cách đào.

Xem thêm  Dau Go cave - Halong Bay

Đình
Quan Lạn là điểm tham quan không thể thiếu trên
hòn đảo nhỏ xinh xắn này. Có xuất xứ từ ngôi
đình được xây dựng ở thương cảng cổ Cái Làng
dưới thời hậu Lê (khoảng thế kỷ 17), đình Quan
Lạn là một trong hai ngôi đình cổ nhất ở tỉnh
Quảng Ninh hiện nay và là ngôi đình duy nhất ở
VN thờ vua Lý Anh Tông – người đã có công lập ra
thương cảng Vân Đồn năm 1149.

Thời
nhà Nguyễn, đình được di chuyển về Quan Lạn,
được trùng tu nhiều lần để thờ thành hoàng
làng, các vị tiên công đã có công lập ra xã Quan
Lạn và thờ tướng Trần Khánh Dư – người trấn ải
Vân Đồn đã tổ chức trận chiến đấu tại sông Mang
– Vân Đồn, tiêu diệt 500 chiếc thuyền lương,
diệt tướng giặc Nguyên là Trương Văn Hổ.

Hiện
ngôi đình tọa lạc trên khu đất rộng ngay trung
tâm đảo trong vị trí “tiền tam thai, hậu ngũ
nhạc”. Đình nhìn ra vịnh Vân Đồn, trước mặt có
đảo Phượng Hoàng và đảo Ngọc làm bình phong, xa
trông là dãy núi Ba Sao với các ngọn Sao Trong,
Sao Ngoài và Sao Ỏn. Lưng đình tựa thế năm ngọn
núi cao bề thế có hình ngũ nhạc.

Đình
Quan Lạn có kết cấu mặt bằng hình chữ “công”
gồm năm gian, hai chái, ba gian ống muống và một
gian hai chái hậu phía sau. Một nét đặc sắc nữa
của ngôi đình là được làm bằng gỗ mần lái – loài
cây chỉ có trên đảo đá Ba Mùn (gần thương cảng
Cái Làng). Trải qua mấy trăm năm, những cây cột
gỗ mần lái vẫn còn nguyên vẹn và không hề bị mối
mọt. Du khách đặc biệt ấn tượng với những cây
cột cái cao 5,2m có đường kính 70cm.

Mặc
dù được dựng thời hậu Lê nhưng đình mang kiến
trúc thời Lý. Nghệ thuật chạm khắc tỉ mỉ, công
phu, hình thức chọn phong phú, đường nét tinh tế
và chau chuốt. Hình ảnh con rồng được tái hiện
nhiều và sinh động như rồng chầu mặt nguyệt,
rồng ngậm chữ Thọ, rồng cuốn nước, cúc hóa rồng…
Bên cạnh đó là hình ảnh con ngài tằm, con
tôm thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn bởi mảnh đất này
vốn rất thịnh vượng với nghề trồng dâu nuôi tằm
và đánh bắt hải sản.

Cho
đến giờ người ta vẫn không biết xưa kia các nghệ
nhân đã dùng chất liệu sơn gì trên các cột gỗ mà
đến nay màu sắc vẫn còn là nguyên bản…


Chúng tôi rời Quan Lạn vào buổi chiều khi hoàng
hôn chưa xuống. Người tài xế quay vô lăng chầm
chậm như không muốn các vị khách rời xa nơi này.
Qua cửa kính ôtô, ngoái nhìn những vạt nắng vàng
lấp lánh trên đầm sú vẹt, những ngôi nhà nhỏ
đang dần khuất xa, trong tôi đã bắt đầu rạo rực
một… nỗi nhớ về hòn đảo nhỏ. 

Chỉ
mong sẽ có một ngày tôi được đến nơi này để nghe
tiếng chuông chùa điểm lúc 18g, chứng kiến lễ
hội kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm
1288 và chiến công hiển hách của tướng Trần
Khánh Dư. Tôi muốn được đi chợ đảo Tân Đoài và
được làm “cư dân trên đảo nhỏ”.


Theo TTO


Dịch vụ du lịch


Quan Lạn – nàng công chúa giữa biển khơi

Bốn
giờ lênh đênh trên vịnh Bái Tử Long (Quảng
Ninh) quả là những giây phút thư giãn tuyệt vời
nhất. Chúng tôi nằm trên boong tàu, ngắm nhìn
những đám mây bông trắng muôn hình muôn vẻ lững
lờ trôi. Gió vi vu thổi, chút hây hây nắng, con
tàu đi qua các đảo đá vôi lớn, nhỏ mang những
hình hài thú vị…

Bãi tắm Quan Lạn


Bãi tắm Quan Lạn

Cách
đảo chừng một giờ tàu, Quan Lạn hiện ra như con
thằn lằn xanh nâu trên biển. Tàu đến gần hơn
chút nữa, những mái ngói màu cam nâu lấp lánh
dưới ánh chiều, trời – biển – đảo hòa quyện vào
nhau tạo thành bức tranh biển đẹp tuyệt.

Xem thêm  CLB biểu diễn cá sấu và xiếc thú


16g30, Quan Lạn nhộn nhịp ôtô và xe lam đón chờ
khách đến nhưng tuyệt nhiên không có sự tranh
giành khách. Cả nhóm lên một chiếc xe mà tôi
chưa từng gặp bao giờ, máy nổ giòn giã như xe
công nông. Anh tài xế mở băng nhạc Boney M to
hết cỡ bằng chiếc máy cassette cũng chẳng giống
cái máy nào. Nó không có cửa băng, chỉ có mỗi
cái trục để vừa vặn đặt cái băng vào. Cả
nhóm cao hứng hát vang khi xe bon bon chạy trên
con đường nhỏ với một bên là rừng phi lao, đồi
cát vàng và một bên là biển rộng.

17g,
đảo Quan Lạn vắng vẻ và thưa thớt bóng
người, nhiều gia đình đã bắt đầu dùng bữa cơm
tối và xem tivi. Con đường nhỏ duy nhất trên đảo
chỉ có bóng dáng của những khách
du lịch từ các
bãi tắm trở về, thi thoảng mới có một chiếc xe
máy phóng vèo qua, rồi tất cả lại trở về yên
tĩnh…

Cầu tàu đảo Quan Lạn


Cầu tàu đảo Quan Lạn


Bãi
tắm Quan Lạn
 tựa hình trăng lưỡi liềm trải dài
gần 2km, với độ dốc thoai thoải, được bao bọc
bởi đồi phi lao. Trên lớp lá phi lao dày tựa tấm
thảm nhung khổng lồ dưới đất, còn gì thú vị hơn
khi nằm trên chiếc võng, hít thở bầu không khí
trong lành và ngắm nhìn mọi người đang đùa vui
dưới biển? Chúng tôi cứ lăng xăng chạy trên dải
cát vàng mịn đuổi bắt những con dã tràng nhỏ
xíu, nhặt các vỏ ốc, vỏ sò biển mang màu sắc ánh
hồng. Thấm mệt, cả lũ lại đắm mình dưới làn nước
biển xanh trong…

Trời
bắt đầu tối hẳn. Những người đi tắm biển lần
lượt ra về trên những chiếc ôtô đang đợi ở cổng
khu du lịch sinh thái, riêng tôi và anh bạn chọn
giải pháp đi bộ để hít mùi hăng hăng của lá cây
rừng, nghe tiếng côn trùng kêu râm ran, tiếng
chó sủa từ những ngôi nhà nhỏ bên đường…

sá sùng


Những con sá sùng vừa đào được trên đảo
Quan Lạn

Đào
sá sùng là một hoạt động vô cùng thú vị đối với
khách du lịch. Sáng sớm, ba người chúng tôi sang
nhà bác Mão – hàng xóm của chủ khách sạn Ngân Hà
– mượn ba chiếc xe đạp để thực hiện ước muốn
“một ngày làm cư dân đảo nhỏ”.

Đạp
xe khoảng 3km đến bãi đào sá sùng, dựng xe ngay
bên lề đường không cần khóa, tôi và anh Ngọc
– hướng dẫn viên – cùng đi về phía mấy người phụ
nữ đang cúi lom khom. Chị Thơm – người phụ
nữ mặc bộ quần áo màu xanh đậm, đầu đội nón lá,
chít khăn che kín mặt và chân đi xà cạp, khoảng
40 tuổi – nói đào sá sùng là nghề phụ của đàn bà
con gái nơi này, trong khi đàn ông con trai thì
đi đánh bắt cá ngoài khơi xa và lặn biển mò con
cầu gai.

Ngày
nào chị Thơm cũng đi đào sá sùng từ sáng sớm đến
quá trưa và cân bán ngay tại chỗ với giá khoảng
80.000-100.000 đồng/kg. Công việc trông vẻ đơn
giản nhưng không hề dễ dàng. Cùng với một chiếc
mai dài, nhỏ và sắc người đào sá sùng phải có
đôi mắt tinh nhanh để tìm đúng tổ. Hơn chục năm
theo nghề, nhưng chị Thơm cũng chỉ biết tổ của
nó giống như hình bông hoa, chỉ thế thôi. Khi
tìm được tổ rồi, phải chọc cái mai cách tổ đúng
5cm, nếu chọc sát mép tổ sẽ làm đứt đôi con sá
sùng, bán sẽ không được giá.

Hẳn
là cư dân đảo nhỏ tính tình dễ chịu nên chị Thơm
mới đồng ý để chúng tôi đi theo. Bởi đông người
cùng đi, lại nói chuyện râm ran, sá sùng sẽ chui
sâu vào lòng đất. Mà đúng vậy. Kể từ lúc chúng
tôi đi theo, chị đào mười phát mới có một phát
trúng. Chị chẳng phàn nàn gì, thậm chí còn chỉ
tổ và dạy chúng tôi cách đào.

đào sá sùng


Thử nghiệm đào sá sùng trên bãi

Đình
Quan Lạn là điểm tham quan không thể thiếu trên
hòn đảo nhỏ xinh xắn này. Có xuất xứ từ ngôi
đình được xây dựng ở thương cảng cổ Cái Làng
dưới thời hậu Lê (khoảng thế kỷ 17), đình Quan
Lạn là một trong hai ngôi đình cổ nhất ở tỉnh
Quảng Ninh hiện nay và là ngôi đình duy nhất ở
VN thờ vua Lý Anh Tông – người đã có công lập ra
thương cảng Vân Đồn năm 1149.

Xem thêm  Khách sạn Mithrin

Thời
nhà Nguyễn, đình được di chuyển về Quan Lạn,
được trùng tu nhiều lần để thờ thành hoàng
làng, các vị tiên công đã có công lập ra xã Quan
Lạn và thờ tướng Trần Khánh Dư – người trấn ải
Vân Đồn đã tổ chức trận chiến đấu tại sông Mang
– Vân Đồn, tiêu diệt 500 chiếc thuyền lương,
diệt tướng giặc Nguyên là Trương Văn Hổ.

Hiện
ngôi đình tọa lạc trên khu đất rộng ngay trung
tâm đảo trong vị trí “tiền tam thai, hậu ngũ
nhạc”. Đình nhìn ra vịnh Vân Đồn, trước mặt có
đảo Phượng Hoàng và đảo Ngọc làm bình phong, xa
trông là dãy núi Ba Sao với các ngọn Sao Trong,
Sao Ngoài và Sao Ỏn. Lưng đình tựa thế năm ngọn
núi cao bề thế có hình ngũ nhạc.

Đình
Quan Lạn có kết cấu mặt bằng hình chữ “công”
gồm năm gian, hai chái, ba gian ống muống và một
gian hai chái hậu phía sau. Một nét đặc sắc nữa
của ngôi đình là được làm bằng gỗ mần lái – loài
cây chỉ có trên đảo đá Ba Mùn (gần thương cảng
Cái Làng). Trải qua mấy trăm năm, những cây cột
gỗ mần lái vẫn còn nguyên vẹn và không hề bị mối
mọt. Du khách đặc biệt ấn tượng với những cây
cột cái cao 5,2m có đường kính 70cm.

Mặc
dù được dựng thời hậu Lê nhưng đình mang kiến
trúc thời Lý. Nghệ thuật chạm khắc tỉ mỉ, công
phu, hình thức chọn phong phú, đường nét tinh tế
và chau chuốt. Hình ảnh con rồng được tái hiện
nhiều và sinh động như rồng chầu mặt nguyệt,
rồng ngậm chữ Thọ, rồng cuốn nước, cúc hóa rồng…
Bên cạnh đó là hình ảnh con ngài tằm, con
tôm thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn bởi mảnh đất này
vốn rất thịnh vượng với nghề trồng dâu nuôi tằm
và đánh bắt hải sản.

Cho
đến giờ người ta vẫn không biết xưa kia các nghệ
nhân đã dùng chất liệu sơn gì trên các cột gỗ mà
đến nay màu sắc vẫn còn là nguyên bản…


Hình ảnh con ngài tằm ở đình Quan Lạn


Chúng tôi rời Quan Lạn vào buổi chiều khi hoàng
hôn chưa xuống. Người tài xế quay vô lăng chầm
chậm như không muốn các vị khách rời xa nơi này.
Qua cửa kính ôtô, ngoái nhìn những vạt nắng vàng
lấp lánh trên đầm sú vẹt, những ngôi nhà nhỏ
đang dần khuất xa, trong tôi đã bắt đầu rạo rực
một… nỗi nhớ về hòn đảo nhỏ. 

Chợ đảo Tân Đoài


Chợ đảo Tân Đoài

Chỉ
mong sẽ có một ngày tôi được đến nơi này để nghe
tiếng chuông chùa điểm lúc 18g, chứng kiến lễ
hội kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm
1288 và chiến công hiển hách của tướng Trần
Khánh Dư. Tôi muốn được đi chợ đảo Tân Đoài và
được làm “cư dân trên đảo nhỏ”.


Theo TTO


Dịch vụ du lịch






Chương trình
tour






Khách sạn






Khu du lịch






Nhà hàng – Bar
– Cafe






Thư viện hình
ảnh







Thuê tàu tham quan vịnh







Phương tiện giao thông


Doanh nghiệp
Viết






vấn Du lịch






Tin tức & Sự kiện







Thông tin cần biết



DU THUYỀN HẠ LONG





Du thuyền 5 sao

(luxury)




Du thuyền 4 sao

(deluxe)




Du thuyền 3 sao




(superior)




Du thuyền riêng




(private)



KHÁM PHÁ VỊNH HẠ LONG
 




Danh lam thắng cảnh
 



Hang động
 



Đảo
ở Hạ Long
 




Bãi
tắm
 



Đảo
Tuần Châu

 



Đảo
ở Hạ Long
 




Bãi
tắm
 



Đảo
Tuần Châu


Glory Cruises





Quảng cáo






Sitemap




Dịch vụ web






Chương trình
tour






Khách sạn





Thuê xe du lịch




Thông tin cá nhân






Trao đổi logo






Danh bạ web





Leave a Reply